Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Đặc điểm khí hậu thuỷ văn và một số yếu tố môi trường vùng ven biển thái Bình

1. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn
- Vùng biển Thái Bình có địa hình thấp và bằng phẳng, khí hậu tương đối đồng nhất. ở đây có chế độ bức xạ và có số giờ nắng thuộc vào loại trung bình của cả nước. Nền nhiệt tương đối cao thuộc chế độ nhiệt nóng và phân hoá rõ rệt thành hai mùa nóng, lạnh phù hợp với hai mùa gió: Gió Đông Nam, gió Đông Bắc. Mùa nóng  kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ không khí dao động trung bình từ 24,7- 29,4⁰, tháng 7 có nhiệt độ không khí trung bình lớn nhất là 29,4⁰. Mùa này thích hợp sinh vật phát triển, trong đó có các đối tượng nuôi thuỷ sản. Tuy nhiên, cũng là những tháng có lưu lượng nước mưa lớn nhất:180-280 mm/ tháng, trùng với mùa bão lũ, kết hợp với  mưa lũ từ thượng nguồn đổ về qua 2 hệ thống sông Hồng và sống Thái Bình chẩy ra cửa sông với khối lượng lớn làm thay đổi yếu tố môi trường như giảm độ mặn đột ngột, độ đục tăng cao, ảnh hưởng đến đối tượng nuôi, đồng thời cũng  bổ sung thêm nguồn thức ăn tự nhiên cho vùng bãi triều ven biển. Mùa lạnh kéo dài 3- 4 tháng, từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 tháng 4 năm sau, nhiệt độ không khí dao động khoảng 17,5⁰-17,7⁰, tháng 1 là tháng có nhiệt độ không khí lạnh nhất, đạt trung bình < 17,5⁰, lương mưa thấp chỉ đạt 15,8- 43,4mm, kết hợp với lượng nước ở thượng nguồn bị chặn lại do giữ nước trên các đập hồ chứa thuỷ lợi làm cho lưu lượng nước đổ xuống từ thượng nguồn giảm mạnh, dẫn đến nguồn thức ăn tự nhiên bổ sung cho vùng bãi triều giảm.


- Bão: Là khu vực chịu ảnh hưởng của bão, trung bình mỗi năm có từ 2-3 cơn bão đổ vào, xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10 nhưng nhiều nhất vào tháng 8 hàng năm. Trong thời gian có bão, lượng mưa lớn và đạt trung bình từ 200-300 mm chiếm 30% tổng lượng mưa toàn mùa mưa, dẫn đến môi trường bị ngọt hoá, pH giảm, độ đục tăng trên diên rộng, ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi trồng thuỷ sản. 
- Chế độ thuỷ triều: Vùng ven biển Thái Bình có chế độ nhật triều thuần nhất, tính nhật triều thuần nhất giảm từ Bắc xuống Nam. Biên độ dao động tối đa 3,0-3,5m, trung bình 1,7-1,9m và tối thiểu 0,3-0,5m. Mực nước triều lớn nhất hàng năm có thể đạt 4,0m và thấp nhất khoảng 0,8m. Hàng tháng có  5-7 ngày có 2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng, mỗi chu kỳ kéo dài từ 11-13 ngày với biên độ dao động ngày đêm từ 1,5m đến 3,0m, giữa chu kỳ là các kỳ nước kém, mỗi kỳ kéo dài 2-3 ngày với biên độ dao động nhỏ 0,5- 0,8m. Số ngày triều cường từ 3,0m trở lên có từ 152 đến 176 ngày trong năm.
2. Một số yếu tố môi trường 
- Độ mặn: Vào mùa lũ độ mặn nước biển ở ven biển giảm xuống thấp, thay đổi trung bình từ 9-17‰ . Vào các tháng mùa cạn tăng lên 23-32‰ .
- Độ trong: Do có nhiều cửa sông đổ  ra biển, nước ở đầy thường khá đục, độ trong chỉ đạt 0,2-0,3m.
- Độ pH: Giá  trị pH trung bình 7,9 - 8,3 thích hợp cho nuôi trồng thủy sản
- Ôxy hoà tan: Hàm lượng ôxy hoà tan phân bố không đồng đều, tuy thuộc vào mức độ ô nhiễm của nước mà hàm lượng ôxy hoà tan có khác nhau đối với từng khu vực.
Tóm lại: Khí hậu thuỷ văn và một số yếu tố môi trường vùng ven biển tỉnh   Thái Bình nhìn chung đều thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. Nắm bắt được quy luật tự nhiên về khí hậu thuỷ văn để xác định thời vụ thả giống, cỡ thu hoạch hợp lý, nhằm giảm thiểu sự thiệt hại do thời tiết, khí hậu gây ra.

Chia sẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Liên hệ

Nếu có bất kì thắc mắc tại sao bạn không liên hệ ngay với chúng tôi



Website được xây dựng bởi Trí Nguyễn