Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Phát triển nuôi Ngao ở ven biển tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020


I. Tiềm năng và lợi thế phát triển nuôi ngao 
- Do ảnh hưởng dòng chẩy của các cửa sông chính: Sông Hồng, sông Trà Lý và sông Thái Bình đã tạo ra vùng triều rộng lớn khoảng 25.000ha, trong đó vùng trung triều 6.178 ha, vùng hạ triều 18.822ha thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản mặn, lợ, trong đó có nghề nuôi ngao.
- Hệ thống các cồn và bãi trước cửa sông do bồi tụ hình thành hàng năm tạo nên bãi biển thuận lợi, giảm thiểu ảnh hưởng của sóng to, gió lớn đến vùng bãi triều là môi trường thuận lợi cho phát triển nuôi ngao, diện tích bãi trong có thể cải tạo chuyển sang nuôi ngao được.
- Nhân dân ven biển Thái Bình đã có kinh nghiệm nuôi ngao trong nhiều năm nay, là điều kiện tốt để trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật  từ  vùng đã nuôi cho nhân dân các xã ven biển khác khi mở rộng quy mô diện tích nuôi ngao.




- Sản phẩm ngao nuôi trong các năm tới được tiêu dùng nội địa và xuất khẩu thuận lợi, do nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng  đang được phục hồi phát triển.
II. Phương hướng, Mục tiêu phát triển nuôi ngao
A. Phương hướng
Khuyến kích các thành phần kinh tế đầu tư tiền vốn, lao động, khoa học công nghệ để khai thác triệt để tiềm năng vùng bãi triều ven biển, chuyển một phần diện tích đầm ngoài đê, ao nuôi tôm hiệu quả thấp vùng chuyển đổi trong đê quốc gia có khả năng cải tạo chuyển sang ương, nuôi ngao. Hình thành các vùng nuôi tập trung theo quy hoạch, tạo ra sản phẩm hàng hoá phục vụ chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Từng bước chủ động giải quyết giống nuôi tại địa phương cho nhân dân. Thu hút lao động nông nhàn trong nông nghiệp, nông thôn, tăng thu nhập góp phần giữ vững an ninh quốc phòng vùng ven biển tỉnhThái Bình.
B Mục tiêu cụ thể
1. Năm 2011-2015
-Năm 2011: Tổng diện tích nuôi đạt 1.596ha, trong đó diện tích nuôi ngao thương phẩm 1.181ha ( có 7ha đầm ngoài đê ), ương giống 415 ( bãi triều 290ha, đầm ngoài đê 125ha). Sản lượng ngao thương phẩm đạt 35.000 tấn, giá trị sản lượng  175.000 trđ (CĐ 1994), bằng 148,93% so với năm 2009 và bằng 125% so với năm 2010.
-Năm 2015: Tổng diện tích nuôi đạt 2.525ha, trong đó nuôi ngao thương phẩm 1.942ha ( có 130ha đầm ngoài đê ), ương ngao giống 583ha ( ngoài bãi triều 305ha, đầm ngoài đê 190 ha, vùng chuyển đổi trong đê quốc gia 88 ha). Sản lượng ngao thương phẩm đạt 77.000 tấn, trong đó xuất khẩu đạt 70-80%. Giá trị sản lượng đạt 385.000 trđ(CĐ 1994), bằng 220% so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 24%/ năm.
Giải quyết việc làm trực tiếp cho trên 5.000 lao động và hàng ngàn lao động theo thời vụ. Mở rộng mạng lưới hoạt động dịch vụ về cung cấp vật tư, con giống, thu mua vận chuyển tiêu thụ sản phẩm.
2. Định hướng đến năm 2020
 Đến năm 2020 tổng diện tích nuôi đạt 3.228ha, trong đó nuôi ngao thương phẩm 2.480 ha, ương giống 748ha ( ngoài bãi triều 310ha, đầm ngoài đê 260ha, vùng chuyển đổi trong đê quốc gia 178ha). Sản lượng ngao thương phẩm đạt 117.000 tấn, trong đó xuất khẩu đạt 80-85%. Giá trị sản lượng 585.000trđ(CĐ 1994), bằng 151,95% so với năm 2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,40%/năm.
Giải quyết việc làm trực tiếp cho trên 10.000 lao động và hàng ngàn lao động theo thời vụ. Xây dựng nhà máy chế biến ngao vùng ven biển của tỉnh để tạo thị trường tiêu thụ ổn định, thúc đẩy sản xuất phát triển. 
Chia sẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Liên hệ

Nếu có bất kì thắc mắc tại sao bạn không liên hệ ngay với chúng tôi



Website được xây dựng bởi Trí Nguyễn