Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Ngao - Siêu thực phẩm bổ dưỡng cho mọi người

Ngao giàu giá trị dinh dưỡng, giúp cơ thể bổ sung nhiều chất và tăng cường khả năng chống bệnh. Dưới đây xin giới thiệu những tác dụng tuyệt vời của ngao.
Ngao là động vật thân mềm, sống ở gần các bờ biển. Từ lâu, ngao đã được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn và ngon miệng. Không chỉ vậy, ngao còn giàu giá trị dinh dưỡng, giúp cơ thể bổ sung nhiều chất và tăng cường khả năng chống bệnh. Dưới đây xin giới thiệu những tác dụng tuyệt vời của ngao.

Giá trị dinh dưỡng dồi dào từ ngao.

Ngăn chặn bệnh Alzheimer
Từ lâu, nhóm vitamin B đã được biết đến là có vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh trung ương khỏe mạnh. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, những người có nồng độ vitamin B12 trong cơ thể cao nhất là những người mắc bệnh Alzheimer ít nhất. Mà nguồn vitamin B12 có trong tự nhiên nhiều nhất không đâu khác chính là ngao. Do vậy, bạn nên tăng cường ăn ngao nếu muốn ngăn chặn bệnh mất trí nhớ.
Ngăn chặn bệnh thiếu máu
Bạn cảm thấy cơ thể yếu và dễ mệt mỏi? Nguyên nhân có thể là do bạn mắc bệnh thiếu chất sắt. Như chúng ta biết, sắt giúp sản sinh hemoglobin từ đó mà tăng cường cung cấp lượng oxy cho các mô trong cơ thể. Phụ nữ mang thai, nuôi con cũng như người già và trẻ em thường thiếu chất sắt trong cơ thể. Do vậy, cần bổ sung bằng cách tăng tường ăn ngao để giúp tăng cường máu. Các chuyên gia xác định, cứ 100g ngao là có chứa 24mg chất sắt, tức nhiều hơn cả gan bò hay thị bò nướng.
Chống bệnh viêm khớp
Thiếu chất selen trong cơ thể là một trong những yếu tố góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp. Selen là dinh dưỡng thiết yếu hoạt động cùng với các loại dinh dưỡng khác để chống lại những cơn căng thẳng do oxy hóa, một sự mất cân bằng dẫn đến tổn thương các khớp xương, cùng với cua, tôm, cá thì ngao là một trong những nguồn thực phẩm chứa nhiều chất selen nhất.
Tăng cường hệ miễn dịch
Khi bạn thiếu protein mà lại tránh không muốn ăn thịt nhiều, thì thực phẩm tốt nhất để thay thế đó chính là ngao. Cứ 100 gram ngao là đáp ứng được khoảng 50% lượng protein bạn cần mỗi ngày. Protein có vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch hoạt động bình thường, từ đó  giúp cơ thể chống lại những bệnh lây nhiễm. Lý do các chuyên gia thường khuyên vận động viên hay những người vận động nhiều nên tăng cường ăn ngao, hến vì chúng có chứa nhiều protein để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Giúp điều tiết nồng độ đường trong máu
Ngao là thực phẩm giàu nguồn mangan, một loại khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nồng độ đường trong máu. Từ đó mà ngăn chặn bệnh tiểu đường. Mangan cũng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của xương. Đây là thành phần thiết yếu giúp tăng cường đậm đặc khoáng chất của xương tủy, đặc biệt là ở những phụ nữ hậu mãn kinh. Các nghiên cứu cho thấy, hầu hết phụ nữ hậu mãn kinh đều thiếu mangan, do vậy mà cần tăng cường ăn những thực phẩm như ngao.
Giúp răng lợi khỏe mạnh
Trái cây có chứa nguồn vitamin C nhiều nhất nhưng loại động vật thân mềm, trong đó có ngao, cũng chứa vitamin C không kém là bao. Vitamin C là nguồn dinh dưỡng thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc làm lành vết thương, đồng thời giúp duy trì răng lợi khỏe mạnh.
Tốt cho tuyến giáp
Sở dĩ ăn ngao tốt cho tuyến giáp là bởi vì nó có chứa rất nhiều chất đồng, một loại khoáng chất có liên quan đến sự trao đổi chất ở tuyến giáp, đặc biệt là trong quá trình sản xuất và hấp thụ hooc môn.
Giàu chất riboflavin
Trong ngao rất giàu chất riboflavin-đây là dinh dưỡng có khả năng duy trì và bảo tồn chức năng hệ miễn dịch của cơ thể. Điều này giúp chống lại các tác động xấu mà có khả năng gây căng thẳng cho cơ thể. Mặt khác, riboflavin giúp ngăn chặn các triệu chứng khó chịu trên da như mụn trứng cá, chàm bội nhiễm. Ngoài ra, chất này còn đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe mắt và làm giảm bớt các bệnh lý về mắt, đặc biệt là đối với bệnh tăng nhãn áp.
Tăng cường hoạt động tình ái
Từ nhiều thế kỉ nay, ở nhiều nơi trên thế giới, người ta thường ăn những loài nhuyễn thể thân mềm như ngao, trai, sò, hến để làm tăng hoạt động tình ái. Theo các nhà nghiên cứu thì các hợp chất như daspartic và N-methyl-D-aspartate giúp kích thích tạo ra testosterone và oestrogen ở con người mỗi khi ăn. Mà chúng ta biết rằng, khi nồng độ các hooc môn này trong cơ thể tăng thì nhu cầu hoạt động sinh lý cũng tăng theo. Mặt khác, ngao cũng giàu chất kẽm. Một nghiên cứu cho thấy, việc thiếu kẽm có thể liên quan đến khả năng tình dục vì sự phát triển muộn của cơ quan sinh dục.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, ở Iran và Ai Cập, nơi nhiều người có chế độ ăn thiếu kẽm, thì các bé trai có cơ quan sinh dục phát triển và trưởng thành muộn. Khi chế độ ăn được bổ sung thêm kẽm thì vấn đề trên đã được giải quyết. Đó là lý do tại sao mà ngao được gọi là “viagra” thiên nhiên.
Giàu kali
Kali là loại dinh dưỡng giúp điều hòa cân bằng nước và điện giải, giúp duy trì hoạt động bình thường, đặc biệt là của hệ tim mạch, cơ bắp, tiêu hóa và tiết niệu. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, kali giúp làm giảm huyết áp, tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa, hô hấp, giảm bệnh hen phế quản…Trong ngao có chứa rất nhiều chất kali. Các nhà khoa học khuyên,  khi bạn muốn tìm kiếm thực phẩm giúp chống lại huyết áp thì tốt nhất là ăn ngao.
Tốt cho người ăn kiêng và bệnh tim
Trong 100 ngao nấu thì có chứa khoảng 126 calo và 2 gram chất béo. Điều tốt hơn nữa là ngao giàu axit béo omega-3-một loại chất tốt cho tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy rằng, cơ thể nhận được từ 250-500 miligram omega-3 mỗi ngày thì sẽ tốt cho sức khỏe của tim. Nếu bạn cảm thấy chán ngấy với dầu cá mỗi tuần thì hãy cho ngao vào thực đơn của bạn để thay đổi khẩu vị cũng như tác dụng chống bệnh. Còn một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ cho biết, ăn ngao mỗi tuần 2 lần sẽ giúp kiểm soát cân nặng và sức khỏe nói chung.

Xem thêm

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi ngao

1. Hiệu quả kinh tế
1.1 Nuôi ngao thương phẩm
Khai thác có hiệu quả tiềm năng diện tích vùng triều để nuôi ngao,  phấn đấu đến năm 2015 tổng diện tích nuôi ngao thương phẩm đạt 1.942ha, sản luợng đạt 77.000tấn, giá trị sản xuất thực tế ước đạt 940.000 triệu đồng, bình quân 1 ha thu 480trđ. Đến  năm 2020 diện tích nuôi đạt 2.480ha, sản lượng đạt 117.000tấn,  giá trị sản xuất thực tế ươc đạt 1.400.000 triệu đồng, bình quân 1 ha thu 564 triệu đồng.
1.2 Ương ngao giống
Diện tích ương ngao từ 431ha năm 2011 tăng lên 583ha năm 2015 và 748ha vào năm 2020. Sản lượng đạt 8.620tấn năm 2011 và 14.960tấn năm 2020, giá trị sản lượng đạt từ 332.800 trđ đến  598.400trđ, bình quân thu 770trđ - 800 trđ/ha.
2.Hiệu quả xã hội


Nghề nuôi ngao có thể giải quyết vấn đề kinh tế và việc làm cho nông dân
Giải quyết việc làm cho trên 5.000- 10.000 người tham gia nuôi trực tiếp và hàng ngàn lao động theo thời vụ, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống và giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội vùng ven biển của tỉnh.

Xem thêm

Phát triển nuôi Ngao ở ven biển tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020


I. Tiềm năng và lợi thế phát triển nuôi ngao 
- Do ảnh hưởng dòng chẩy của các cửa sông chính: Sông Hồng, sông Trà Lý và sông Thái Bình đã tạo ra vùng triều rộng lớn khoảng 25.000ha, trong đó vùng trung triều 6.178 ha, vùng hạ triều 18.822ha thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản mặn, lợ, trong đó có nghề nuôi ngao.
- Hệ thống các cồn và bãi trước cửa sông do bồi tụ hình thành hàng năm tạo nên bãi biển thuận lợi, giảm thiểu ảnh hưởng của sóng to, gió lớn đến vùng bãi triều là môi trường thuận lợi cho phát triển nuôi ngao, diện tích bãi trong có thể cải tạo chuyển sang nuôi ngao được.
- Nhân dân ven biển Thái Bình đã có kinh nghiệm nuôi ngao trong nhiều năm nay, là điều kiện tốt để trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật  từ  vùng đã nuôi cho nhân dân các xã ven biển khác khi mở rộng quy mô diện tích nuôi ngao.




- Sản phẩm ngao nuôi trong các năm tới được tiêu dùng nội địa và xuất khẩu thuận lợi, do nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng  đang được phục hồi phát triển.
II. Phương hướng, Mục tiêu phát triển nuôi ngao
A. Phương hướng
Khuyến kích các thành phần kinh tế đầu tư tiền vốn, lao động, khoa học công nghệ để khai thác triệt để tiềm năng vùng bãi triều ven biển, chuyển một phần diện tích đầm ngoài đê, ao nuôi tôm hiệu quả thấp vùng chuyển đổi trong đê quốc gia có khả năng cải tạo chuyển sang ương, nuôi ngao. Hình thành các vùng nuôi tập trung theo quy hoạch, tạo ra sản phẩm hàng hoá phục vụ chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Từng bước chủ động giải quyết giống nuôi tại địa phương cho nhân dân. Thu hút lao động nông nhàn trong nông nghiệp, nông thôn, tăng thu nhập góp phần giữ vững an ninh quốc phòng vùng ven biển tỉnhThái Bình.
B Mục tiêu cụ thể
1. Năm 2011-2015
-Năm 2011: Tổng diện tích nuôi đạt 1.596ha, trong đó diện tích nuôi ngao thương phẩm 1.181ha ( có 7ha đầm ngoài đê ), ương giống 415 ( bãi triều 290ha, đầm ngoài đê 125ha). Sản lượng ngao thương phẩm đạt 35.000 tấn, giá trị sản lượng  175.000 trđ (CĐ 1994), bằng 148,93% so với năm 2009 và bằng 125% so với năm 2010.
-Năm 2015: Tổng diện tích nuôi đạt 2.525ha, trong đó nuôi ngao thương phẩm 1.942ha ( có 130ha đầm ngoài đê ), ương ngao giống 583ha ( ngoài bãi triều 305ha, đầm ngoài đê 190 ha, vùng chuyển đổi trong đê quốc gia 88 ha). Sản lượng ngao thương phẩm đạt 77.000 tấn, trong đó xuất khẩu đạt 70-80%. Giá trị sản lượng đạt 385.000 trđ(CĐ 1994), bằng 220% so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 24%/ năm.
Giải quyết việc làm trực tiếp cho trên 5.000 lao động và hàng ngàn lao động theo thời vụ. Mở rộng mạng lưới hoạt động dịch vụ về cung cấp vật tư, con giống, thu mua vận chuyển tiêu thụ sản phẩm.
2. Định hướng đến năm 2020
 Đến năm 2020 tổng diện tích nuôi đạt 3.228ha, trong đó nuôi ngao thương phẩm 2.480 ha, ương giống 748ha ( ngoài bãi triều 310ha, đầm ngoài đê 260ha, vùng chuyển đổi trong đê quốc gia 178ha). Sản lượng ngao thương phẩm đạt 117.000 tấn, trong đó xuất khẩu đạt 80-85%. Giá trị sản lượng 585.000trđ(CĐ 1994), bằng 151,95% so với năm 2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,40%/năm.
Giải quyết việc làm trực tiếp cho trên 10.000 lao động và hàng ngàn lao động theo thời vụ. Xây dựng nhà máy chế biến ngao vùng ven biển của tỉnh để tạo thị trường tiêu thụ ổn định, thúc đẩy sản xuất phát triển. 
Xem thêm

Đặc điểm khí hậu thuỷ văn và một số yếu tố môi trường vùng ven biển thái Bình

1. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn
- Vùng biển Thái Bình có địa hình thấp và bằng phẳng, khí hậu tương đối đồng nhất. ở đây có chế độ bức xạ và có số giờ nắng thuộc vào loại trung bình của cả nước. Nền nhiệt tương đối cao thuộc chế độ nhiệt nóng và phân hoá rõ rệt thành hai mùa nóng, lạnh phù hợp với hai mùa gió: Gió Đông Nam, gió Đông Bắc. Mùa nóng  kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ không khí dao động trung bình từ 24,7- 29,4⁰, tháng 7 có nhiệt độ không khí trung bình lớn nhất là 29,4⁰. Mùa này thích hợp sinh vật phát triển, trong đó có các đối tượng nuôi thuỷ sản. Tuy nhiên, cũng là những tháng có lưu lượng nước mưa lớn nhất:180-280 mm/ tháng, trùng với mùa bão lũ, kết hợp với  mưa lũ từ thượng nguồn đổ về qua 2 hệ thống sông Hồng và sống Thái Bình chẩy ra cửa sông với khối lượng lớn làm thay đổi yếu tố môi trường như giảm độ mặn đột ngột, độ đục tăng cao, ảnh hưởng đến đối tượng nuôi, đồng thời cũng  bổ sung thêm nguồn thức ăn tự nhiên cho vùng bãi triều ven biển. Mùa lạnh kéo dài 3- 4 tháng, từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 tháng 4 năm sau, nhiệt độ không khí dao động khoảng 17,5⁰-17,7⁰, tháng 1 là tháng có nhiệt độ không khí lạnh nhất, đạt trung bình < 17,5⁰, lương mưa thấp chỉ đạt 15,8- 43,4mm, kết hợp với lượng nước ở thượng nguồn bị chặn lại do giữ nước trên các đập hồ chứa thuỷ lợi làm cho lưu lượng nước đổ xuống từ thượng nguồn giảm mạnh, dẫn đến nguồn thức ăn tự nhiên bổ sung cho vùng bãi triều giảm.


- Bão: Là khu vực chịu ảnh hưởng của bão, trung bình mỗi năm có từ 2-3 cơn bão đổ vào, xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10 nhưng nhiều nhất vào tháng 8 hàng năm. Trong thời gian có bão, lượng mưa lớn và đạt trung bình từ 200-300 mm chiếm 30% tổng lượng mưa toàn mùa mưa, dẫn đến môi trường bị ngọt hoá, pH giảm, độ đục tăng trên diên rộng, ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi trồng thuỷ sản. 
- Chế độ thuỷ triều: Vùng ven biển Thái Bình có chế độ nhật triều thuần nhất, tính nhật triều thuần nhất giảm từ Bắc xuống Nam. Biên độ dao động tối đa 3,0-3,5m, trung bình 1,7-1,9m và tối thiểu 0,3-0,5m. Mực nước triều lớn nhất hàng năm có thể đạt 4,0m và thấp nhất khoảng 0,8m. Hàng tháng có  5-7 ngày có 2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng, mỗi chu kỳ kéo dài từ 11-13 ngày với biên độ dao động ngày đêm từ 1,5m đến 3,0m, giữa chu kỳ là các kỳ nước kém, mỗi kỳ kéo dài 2-3 ngày với biên độ dao động nhỏ 0,5- 0,8m. Số ngày triều cường từ 3,0m trở lên có từ 152 đến 176 ngày trong năm.
2. Một số yếu tố môi trường 
- Độ mặn: Vào mùa lũ độ mặn nước biển ở ven biển giảm xuống thấp, thay đổi trung bình từ 9-17‰ . Vào các tháng mùa cạn tăng lên 23-32‰ .
- Độ trong: Do có nhiều cửa sông đổ  ra biển, nước ở đầy thường khá đục, độ trong chỉ đạt 0,2-0,3m.
- Độ pH: Giá  trị pH trung bình 7,9 - 8,3 thích hợp cho nuôi trồng thủy sản
- Ôxy hoà tan: Hàm lượng ôxy hoà tan phân bố không đồng đều, tuy thuộc vào mức độ ô nhiễm của nước mà hàm lượng ôxy hoà tan có khác nhau đối với từng khu vực.
Tóm lại: Khí hậu thuỷ văn và một số yếu tố môi trường vùng ven biển tỉnh   Thái Bình nhìn chung đều thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. Nắm bắt được quy luật tự nhiên về khí hậu thuỷ văn để xác định thời vụ thả giống, cỡ thu hoạch hợp lý, nhằm giảm thiểu sự thiệt hại do thời tiết, khí hậu gây ra.

Xem thêm

Sơ kết 2 năm thực hiện đề án phát triển nuôi ngao ven biển tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015

Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Thái Bình: Sơ kết 2 năm thực hiện đề án phát triển nuôi ngao ven biển tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015 
Sáng ngày 04/12, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thái Bình tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện đề án phát triển nuôi ngao ven biển tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015. Đồng chí Đặng Đình Bình – Phó giám đốc Sở NN&PTNT chủ trì Hội nghị. 
Phát triển nuôi ngao là một chủ trương lớn, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế diện tích vùng bãi triều ven biển, tạo ra bước đột phá mới trong phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và của hai huyện ven biển Tiền Hải và Thái Thụy nói riêng, góp phần tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh nhà, bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các địa phương ven biển, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Đ/c Đặng Đình Bình - PGĐ.Sở NN & PTNT Thái Bình phát biểu chủ trì tại hội nghị
 Sau 2 năm triển khai thực hiện đề án, đến nay đã có 3.322,81 ha bãi triều thực nuôi ngao trong đó Thái Thụy là 1.063,39 ha, Tiền Hải là 2.259,42 ha. Diện tích nuôi ngao theo quy hoạch 2.472,41 ha đạt 82,4% diện tích nuôi so với mục tiêu đề ra. Năng suất nuôi bình quân đạt 22,58 tấn/ha, sản lượng đạt 75.050 tấn, đạt giá trị 375,25 triệu đồng. Chi cục quản lý chất lượng nông – lâm – thủy sản đã cấp 490 giấy chứng nhân xuất xứ cho 11.515 tấn ngao xuất khẩu vào thị trường EU, chiếm 15,34% sản lượng. Số hộ nuôi ngao đạt 2.708 hộ/1.759 vây nuôi.

Đ/c Trần Thế Định - PGĐ.Sở Công Thương, GĐ.TTXTTM trình bày tham luận về tìm đầu ra, mở rộng thị trường tiêu thụ ngao của Thái Bình
 Về sản xuất giống ngao: năm 2013, toàn tỉnh có 10 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống ngao, trong đó có 3 cơ sở sản xuất giống quy mô lớn và 7 cơ sở quy mô nhỏ đã sản xuất được 2,3 tỷ ngao bột, đáp ứng 17% nhu cầu giống ngao cho tỉnh. Số lượng còn lại khoảng 22 tỷ con giống được người dân nhập về từ nhiều nguồn khác nhau như từ Trung Quốc, Đài Loan, Tiền Giang... nên khó kiểm soát chất lượng. Địa điểm các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống ngao phù hợp với quy hoạch tổng thế phát triển nuôi ngao vùng ven biển tỉnh Thái Bình.
 Đ/c Phan Thị Tuyết Trinh - PGĐ.Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tại Thái Bình phát biểu về những chính sách ưu đãi về vốn đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thủy hải sản trên địa bàn tỉnh.
Nhìn chung diện tích bãi triều được quy hoạch để phát triển nuôi ngao phù hợp với đặc điểm sinh học của đối tượng nuôi, tuy nhiên trong quá trình phát triển nuôi ngao ở một số địa phương người dân chưa tuân thủ hướng dẫn kỹ thuật nên một số vùng nuôi ngao có tốc độ sinh trưởng chậm (20-25 tháng), thời gian nuôi kéo dài.
Do điều kiện nuôi ngao trong môi trường mở nên hàng năm đã xuất hiện các đợt ngao chết, thường vào các thời điểm giao mùa. Cỡ ngao chết dao động từ 500-2000con/kg, cá biệt có những hộ ngao chết đến 80%. Diện tích ngao chết từ 20-250ha.
Tại Hội nghị, đại diện một số chủ hộ nuôi ngao, Chủ tịch UBND xã Đông Minh và Thụy Trường đã kiến nghị các ban, ngành chức năng của tỉnh về cơ chế hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho con ngao Thái Bình, tháo gỡ khó khăn đầu ra cho tiêu thụ ngao đặc biệt là hỗ trợ tìm thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài. Hỗ trợ các hộ nuôi ngao được vay vốn ưu đãi, kéo dài thời gian vay vốn, giảm thuế cho thuê đất bãi thả ngao.
 Đ/c Vũ Tiến Thiện - Chủ tịch UBND xã Thụy Trường - huyện Thái Thụy phát biểu tham luận tại hội nghị
 Đại diện một số sở, ngành đã giải đáp kiến nghị. Trong đó, đối với ngành Công Thương, đồng chí Trần Thế Định – Phó GĐ Sở đề nghị mỗi huyện cần thành lập hội nuôi ngao để tập hợp những khó khăn, vướng mắc từ đó đề xuất đến các sở, ngành giải quyết kịp thời. Tổ chức hướng dẫn cho các hộ nuôi ngao tuân thủ đúng quy trình nuôi thả, đảm bảo chất lượng ngao thương phẩm từ đó ngành sẽ hỗ trợ xây dựng thương hiệu ngao Thái Bình. Hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ ngao trong và ngoài nước cho các hộ nuôi ngao thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại do ngành Công Thương tổ chức...đặc biệt là cần nâng cao công tác tuyên truyền, quảng bá một cách sâu rộng để thay đổi nhận thức của người dân chấp hành tốt các chủ trương của pháp luật, tránh vi phạm, lấn chiếm đất nuôi ngao không theo quy hoạch gây mất an ninh trật tự xã hội.
Kết luận Hội nghị, đồng chí Đặng Đình Bình nhất trí về kết quả đã đạt được và nguyên nhân tồn tại tại Báo cáo đã nêu. Đề án đã khai thác được tiềm năng, lợi thế vùng bãi triều trong phát triển kinh tế biển, đáp ứng được nguyện vọng của chính quyền và nhân dân địa phương ven biển, hình thành được vùng nuôi ngao tập trung theo quy hoạch, thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tại ra sản phẩm hàng hóa đủ chất lượng phục vụ cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, giải quyết việc làm cho trên 3 nghìn lao động trực tiếp và hàng chục nghìn lao động theo thời vụ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân ven biển và tăng thu ngân sách cho Nhà nước. 
Nhìn chung sản lượng nuôi ngao những năm gần đây có xu hướng tăng nhưng sản phẩm ngao thu hoạch có chất lượng chưa cao (ngao thu hoạch nhỏ 70-80 con/kg, ngao gầy) trong khi hiện nay tình hình tiêu thụ ngao đang gặp khó khăn do tỉnh ta mới có 1 nhà máy sơ chế, chế biến ngao với công suất nhỏ, hàng năm giải quyết được khoảng 15-30% số lượng ngao thương phẩm, số còn lại trên 70% sản lượng sản phẩm phụ thuộc vào thương lái thu mua xuất bán tiểu ngạch sang Trung Quốc. 
Vì vậy, để đảm bảo phát triển nuôi ngao của tỉnh mang tính bền vững, mang lại giá trị kinh tế, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh, Sở NN&PTNT sẽ tham mưu đề xuất với UBND tỉnh tiếp tục bố trí kinh phí để triển khai đề tài, dự án, xây dựng mô hình, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về sản xuất giống, ương nuôi ngao theo quy trình VietGap. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng hướng dẫn liên ngành về cơ chế chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Triển khai thực hiện thông tư 53/ TT-BNN về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông, lâm nghiệp và thủy sản, khuyến khích nhân dân đầu tư sản xuất phát triển nuôi ngao. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thái Bình chỉ đạo các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng giảm lãi suất vốn vay, tăng hạn mức cho vay và kéo dài kỳ hạn cho vay vốn tín dụng phù hợp với chu kỳ sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức đầu tư phát triển nuôi ngao.
TTXTTM

Xem thêm

Đặc điểm sinh học của Ngao

1. Phân bố:
Ngao phân bố trên các bãi biển, trong các eo vịnh có đáy là cát pha bùn (cát chiểm 60-80%), sóng gió nhẹ, có lượng nước ngọt nhất định chảy vào. Ở nơi đáy nhiều bùn ngao dễ bị chết ngạt, nơi đáy cát chiếm 100% ngao bị khô nóng.
- Ngao sống ở trung, hạ triều cho đến độ sâu tới 10m ở đáy biển.
- Ngao là động vật nhuyễn thể rộng nhiệt. Thích nghi được với nhiệt độ từ 5-35oC, ở nhiệt độ 18-30oC sinh trưởng tốt nhất. Giới hạn chịu nhiệt cao là 43oC. Khi nhiệt độ lên tới 44oC ngao chết 50%, ở 45oC chết toàn bộ. Ở nhiệt độ 37,5oC sống được 10,4 giờ, 40oC sống được 5,3 giờ, 42oC sống được 1,5 giờ. Khi nhiệt độ giảm xuống 0oC, các tơ mang ngừng hoạt động. Ở nhiệt độ âm 2-3oC sau 3 tuần chỉ chết 10%.
- Ở độ mặn 19-26‰ ngao sinh trưởng tốt. Ngao có sức chịu đựng tốt ở tỷ trọng cao, ở trọng 1,029 chỉ có một số ít bị chết.


Trong môi trường tự nhiên nếu độ mặn biến đổi đột ngột sẽ gây chết hàng loạt. Những vùng bị ảnh hưởng nước lũ kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của ngao, có thể gây chết hàng loạt. Những vùng này thường không có ngao phân bố.
- Ngao là loài sống đáy, chân phát triển để đào cát vùi mình xuống dưới. Để hô hấp và lấy mồi ăn ngao thò vòi nước lên mặt bãi hình thành một lỗ hình bầu dục màu vàng nhạt, nhìn lỗ có thể biết được chỗ ở của ngao. Vòi ngao ngắn nên không thể chui sâu, thường chỉ cách mặt đáy vài cm. Trời lạnh ngao xuống sâu hơn nhưng không quá 10cm (hình 4).
- Hiện tượng ngao di chuyển nổi trong nước: Khi gặp biểu hiện môi trường không thích hợp, ngao có thể nổi lên trong nước và di chuyển tới vùng khác bằng cách tiết ra một túi nhầy hoặc một dải chất nhầy để giảm nhẹ tỷ trọng cơ thể và nổi lên được trong nước và theo dòng nước triều di chuyển tới nơi khác. Ngao có thể nổi lên ở độ cao 1,2m. Ngao thường di chuyển vào mùa hạ, mùa thu. Mùa hạ ngao sống ở vùng triều cao, bãi cạn chịu thời gian chiếu nắng dài làm cho bãi cát nóng lên ngao phải di chuyển theo nước triều rút xuống vùng sâu hơn. Mùa thu nhiệt độ hạ dần, gió thổi liên tục làm cho nhiệt độ giảm nhanh ngao không chịu được phải di chuyển xuống vùng sâu. Mặt khác, sự di chuyển của ngao cũng có quan hệ tới sinh sản. Khi ngao lớn tới 5-6cm ở giai đoạn sinh dục thành thục ngao thường di chuyển nhiều.
Đặc điểm này phải được hết sức chú ý, giữ không cho ngao đi mất. Người ta thường dùng dây cước sợi 3 x 3 căng ở đáy 3cm theo chiều vuông góc với đường nước triều rút, dây căng sẽ cắt đứt tuyến nhầy của ngao và ngao sẽ bị chìm xuống đáy. Phương pháp này rất có hiệu quả với ngao cỡ 3-5cm.

2. Tính ăn: 
Phương thức bắt mồi ăn của ngao là bị động. Khi triều dâng ngao thò vòi lên cát để lọc mồi ăn, chọn những hạt, vụn hữu cơ có cỡ to nhỏ thích hợp là được. Thức ăn chủ yếu của ngao là tảo khuê, các mảnh vụn và chất vẩn cặn hữu cơ.

3. Sinh trưởng: 
Ngao dầu 1 tuổi có khối lượng 5-7g, 2 tuổi có khối lượng 12g.
Thời gian lớn nhanh vào tháng 4-9, lúc này nhiệt độ thích hợp. Hai năm đầu ngao lớn nhanh sau chậm dần. Ngao dầu có cỡ cá thể lớn tới 13cm, cao 11cm, dầy 5,8cm.
Sức lớn của ngao có liên quan chặt chẽ với vùng phân bố có nhiều hay ít mồi ăn, vùng cửa sông có nhiều thức ăn, hàm lượng oxy dồi dào ngao lớn nhanh, ngao sống ở vùng triều thấp lớn nhanh hơn ở vùng triều cao.

4. Sinh sản: 
Ngao đực, cái là dị thể. Trứng và tinh trùng phóng ra thụ tinh trong nước. Ngao 1 tuổi có thể thành thục. Nhìn bề ngoài không phân được đực cái, nhưng khi tuyến sinh dục thành thục có thể dựa vào màu sắc tuyến sinh dục để phân biệt. Ngao cái có màu vàng nhạt, ngao đực có màu trắng sữa. Mặt khác ở ngao đực đã thành thục tốt khi làm vỡ phần mềm ở dưới bụng tinh dịch sẽ chảy ra nhưng ở con cái dù thành thục ở mức độ tốt cũng không có hiện tượng chảy ra.
Mùa sinh sản của ngao vào hè thu; lượng trứng của ngao có quan hệ với cỡ cá thể to nhỏ. Con lớn có tới 600 vạn trứng, ngao có khối lượng 5g lượng ôm trứng vượt quá 20 triệu hạt. Ngao có khối lượng 5,4g mỗi lần đẻ 40 vạn hạt.
Phương thức sinh sản của ngao là phần sau của thân thò vòi lên mặt nước. Tinh trùng, trứng rụng vào xoang rồi qua vòi nước từ từ tuôn ra. Sau đó khuyếch tán trong nước biển. Thời gian đẻ của một con cái kéo dài tới 1 giờ. Trong bể đẻ khi ngao đẻ rộ làm cho nước biển trong sạch trở nên rất vẩn đục. Phương thức đẻ của ngao rất độc đáo dù là triều cường hay triều nhỏ, ban ngày hay ban đêm đều có thể đẻ trứng. Ngao đẻ trứng phân theo đợt, thời gian cách nhau có khi là nửa tháng và có khi tới một tháng.

5. Sự phát triển của phôi: 
Trứng thụ tinh phát triển thành ấu trùng, qua 10 ngày sống phù du sau đó mới chuyển sang sống bám.
Ở nhiệt độ 25oC thụ tinh sau 15 phút xuất hiện thể cực thứ nhất, 20 phút sau xuất hiện thể cực thứ hai, tiếp đó bắt đầu phân cắt tế bào. Lần phân cắt thứ nhất cắt dọc từ cực động vật xuống cực thực vật thành hai khối cầu to nhỏ không bằng nhau, qua phân cắt nhiều lần, tế bào hình thành dạng xoáy ốc từng bậc từng bậc. Sau thời kỳ phân cắt thành 64 tế bào, phôi kéo dài khoảng 70-80µm, thành hình cầu, xung quanh có nhiều lông tơ bắt đầu quay tròn trong nước là thời kỳ phôi nang, 3 giờ sau xuất hiện vòng lông tơ, ở giữa có bó tiêm mao gọi là trùng bánh xe (Trochophora) dài khoảng 80µm, 5-6 giờ sau xuất hiện ấu trùng vỏ, 18-24 giờ sau hình thành ấu trùng hình chữ D, rồi thành ấu trùng đỉnh vỏ. Ở nhiệt độ 25oC, tỷ trọng nước 1020, sau 11 ngày phát dục của phôi hình thành sò non, biến thái sống bám.
Ngao dầu đẻ vào mùa hạ, sau một thời gian phát triển và sinh trưởng có vỏ dài 1cm. Mùa xuân năm sau dài 2-3cm và nuôi được một năm lớn tới 4-6cm.

Xem thêm

Hình thái và cấu tạo của Ngao

1. Hình thái: 
Vỏ ngao có hình tam giác, hai vỏ to bằng nhau, vỏ dày và chắc. Chiều dài vỏ lớn hơn chiều cao vỏ. Đỉnh vỏ nhô lên uốn cong về phía bụng. Mặt vỏ phồng lên, nhẵn bóng. Vòng sinh trưởng mịn và rõ. Ngoài vỏ ngao dầu có lớp bì màu nâu. Từ đỉnh vỏ xuống có nhiều vành màu nâu. Ở nghêu mặt ngoài của vỏ màu vàng sữa, ít cá thể màu nâu, vòng sinh trưởng thô. Mầu sắc của vỏ thường biến đổi thẫm hay nhạt theo môi trường nuôi. Phía trước của đỉnh vỏ mặt nguyệt thuôn dài. Phía sau đỉnh vỏ có đai nề màu đen. Mặt trong của vỏ màu trắng, vết cơ khép vỏ trước nhỏ, hình bán nguyệt, vết cơ khép vỏ sau to hình trứng tròn.
Hình dáng bên ngoài của ngao

2. Cấu tạo trong: 
a) Màng áo: hai tấm màng áo mỏng bao phủ toàn bộ nội tạng của ngao. Viền mép màng áo có nhiều mấu lồi cảm giác. Phía mép của hai màng áo gần bụng dính lại, hình thành hai vòi nước: vòi phía bụng là vòi nước vào, vòi nằm phía lưng là vòi nước ra. Vòi nước của ngao to và ngắn, vòi nước vào dài hơn vòi nước ra. Ngao vùi thân trong cát và thò vòi nước lên trên cát để hô hấp, bắt mồi và bài tiết.
Cấu tạo bên trong của một con ngao

b) Hệ tiêu hoá, hô hấp:
Miệng ngao là một rãnh ngang nằm ở phía trước cơ thể, bên miệng có tấm môi ngoài, môi trong, có tiêm mao dùng để chuyển vận và chọn lọc thức ăn. Thực quản và dạ dày mỏng. Xung quanh dạ dày có các túi “nang” tiêu hoá, có ống thông với dạ dày.
Mang là cơ quan hô hấp chủ yếu, ngoài ra các vi mạch trên màng áo ngoài, các vi mạch trên môi cũng có tác dụng bổ trợ cho hô hấp.
c) Hệ sinh dục:
Ngao phân đực, cái riêng. Khi tuyến sinh dục thành thục ở con cái có màu vàng, con đực có màu trắng sữa phủ khắp nội tạng

Xem thêm

Kỹ thuật nuôi ngao thương phẩm

Ngao là loài thủy sản có tiềm năng lớn ở vùng triều nước ta, phân bố dọc bờ biển từ Bắc vào Nam. Kỹ thuật nuôi không phức tạp, chu kỳ ngắn, đầu tư ít lại có giá trị cao. Nuôi ngao còn góp phần làm sạch môi trường đáy vùng triều ven biển. 
Bãi nuôi
Ngao có thể sống được ở vùng trung, hạ triều đến nơi có độ sâu 5 - 10m, bãi nuôi thường là bãi triều, các eo vịnh có sóng nhỏ, nơi có nguồn nước ngọt nhất định chảy vào. Đáy là cát bùn (trong đó cát chiếm 70 - 80%), độ mặn 15 – 25‰, thời gian phơi bãi không quá 4 - 5giờ/ngày.
Chuẩn bị bãi nuôi
Quây lưới quanh bãi nuôi
Nguyên liệu gồm lưới xăm cũ (không bị rách) loại Polyetylen, cỡ mắt lưới 2a - 1cm, cao 80cm; cọc tre hoặc cành cây, ngọn phi lao đường kính 0,5cm, dài 1m; cọc tre hoặc gỗ loại lớn... Lưới vùi dưới mặt đất sâu 30 cm và dùng các cọc nhỏ nâng lưới lên so với mặt bãi 60 - 70cm. Cứ 1,5m cắm 1 cọc loại nhỏ và 10m cắm một cọc loại lớn để giăng lưới.
Cải tạo, cày xới mặt bãi: Vệ sinh, thu gom đá sỏi, mảnh sành sứ, vỏ hộp, bao bì nylon... Để ngao con dễ dàng chui xuống sâu, tránh hiện tượng ngao bị nước triều cuốn trôi, trước khi thả cần cày xới mặt bãi. Khi triều rút cạn dùng bừa hoặc cào xới tơi bề mặt bãi khoảng 5 - 10cm, san phẳng mặt bãi. 
Đánh luống: Luống có cùng hướng với dòng chảy của thuỷ triều khi lên xuống. Mỗi luống rộng 1,5m, giữa hai luống làm một lối đi nhỏ để tránh dẫm lên bãi sau khi thả ngao. Nếu ở các khu vực nuôi ngao có thời gian phơi bãi quá 5 giờ /ngày, cần có biện pháp giữ nước, tạo độ ẩm cho bãi nuôi. Trong quá trình cải tạo mặt bãi, cần cày xới cẩn thận. Đồng thời phải căng dây trên mặt bãi để tránh ngao di chuyển đi nơi khác.
Thả con giống và mật độ nuôi
Cỡ giống 5 vạn con/kg thả 100kg/1.000 m2; 4 vạn con /kg thả 110kg/1.000 m2; 3 vạn con/kg thả 140kg/1.000 m2; 2 vạn con/kg thả 180kg/1.000 m2 ; 
Quản lý và chăm sóc
Thức ăn của ngao là các động -thực vật phù du, mùn bã hữu cơ trong nước nên không cần cho ăn trong quá trình nuôi. Tuy nhiên, ngao rất mẫn cảm với sự thay đổi đột ngột của môi trường và có thể chết hàng loạt nếu bị ngọt hoá, nhiệt độ nước cao quá 32 độ C và kéo dài nhiều ngày; nguồn nước bị ô nhiễm...
Khi gặp điều kiện bất lợi, ngao thường trồi lên mặt đáy, tiết chất nhầy trong suốt, các bọt khí trong quá trình hô hấp bám vào đó tạo thành cái dù nâng ngao lơ lửng trong nước và được sóng gió đưa đi nơi khác. Vì vậy, cần nhanh chóng có biện pháp di chuyển kịp thời. Khi nước triều rút, phải nhặt bỏ rác thải, vỏ ngao chết trong bãi để tránh làm ô nhiễm bãi nuôi.
Thu hoạch
Sau khoảng 15 tháng nuôi có thể tiến hành thu hoạch ngao. Thời gian thích hợp nhất là cuối mùa xuân hoặc đầu mùa thu.
Thu hoạch ngao ở Đông Minh (Tiền Hải-Thái Bình).
Để thu hoạch, bà con có thể dùng cọc gỗ đường kính 4 - 5cm, dài 50 - 70cm đóng trên mặt bãi, mỗi cọc cách nhau khoảng 1,5m, sau một thời gian ngao sẽ tập trung xung quanh cọc gỗ nên rất dễ thu hoạch. Cũng có thể dùng con lăn đá lăn qua lại trên bề mặt bãi, ngao ở phía dưới do bị ép sẽ phun nước lên, từ chỗ có phun nước có thể bắt ngao. Tuy nhiên, nếu nuôi mật độ cao thì phương pháp này thường không hiệu quả. Khi nước triều rút gần cạn, cũng có thể dùng chân đạp nước, do sức ép của dòng nước ngao sẽ trồi lên mặt bãi.
Thuý Anh
Theo tài liệu của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quốc gia

Xem thêm

Môi trường sống của ngao

Ngao phân bố trên các bãi biển, trong các eo vịnh có đáy là cát pha bùn (cát chiểm 60-80%), sóng gió nhẹ, có lượng nước ngọt nhất định chảy vào. Ở nơi đáy nhiều bùn ngao dễ bị chết ngạt, nơi đáy cát chiếm 100% ngao bị khô nóng.


- Ngao sống ở trung, hạ triều cho đến độ sâu tới 10m ở đáy biển.

- Ngao là động vật nhuyễn thể rộng nhiệt. Thích nghi được với nhiệt độ từ 5-35oC, ở nhiệt độ 18-30oC sinh trưởng tốt nhất. Giới hạn chịu nhiệt cao là 43oC. Khi nhiệt độ lên tới 44oC ngao chết 50%, ở 45oC chết toàn bộ. Ở nhiệt độ 37,5oC sống được 10,4 giờ, 40oC sống được 5,3 giờ, 42oC sống được 1,5 giờ. Khi nhiệt độ giảm xuống 0oC, các tơ mang ngừng hoạt động. Ở nhiệt độ âm 2-3oC sau 3 tuần chỉ chết 10%.

- Ở độ mặn 19-26‰ ngao sinh trưởng tốt. Ngao có sức chịu đựng tốt ở tỷ trọng cao, ở trọng 1,029 chỉ có một số ít bị chết.

Trong môi trường tự nhiên nếu độ mặn biến đổi đột ngột sẽ gây chết hàng loạt. Những vùng bị ảnh hưởng nước lũ kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của ngao, có thể gây chết hàng loạt. Những vùng này thường không có ngao phân bố.

- Ngao là loài sống đáy, chân phát triển để đào cát vùi mình xuống dưới. Để hô hấp và lấy mồi ăn ngao thò vòi nước lên mặt bãi hình thành một lỗ hình bầu dục màu vàng nhạt, nhìn lỗ có thể biết được chỗ ở của ngao. Vòi ngao ngắn nên không thể chui sâu, thường chỉ cách mặt đáy vài cm. Trời lạnh ngao xuống sâu hơn nhưng không quá 10cm.

- Hiện tượng ngao di chuyển nổi trong nước: Khi gặp biểu hiện môi trường không thích hợp, ngao có thể nổi lên trong nước và di chuyển tới vùng khác bằng cách tiết ra một túi nhầy hoặc một dải chất nhầy để giảm nhẹ tỷ trọng cơ thể và nổi lên được trong nước và theo dòng nước triều di chuyển tới nơi khác. Ngao có thể nổi lên ở độ cao 1,2m. Ngao thường di chuyển vào mùa hạ, mùa thu. Mùa hạ ngao sống ở vùng triều cao, bãi cạn chịu thời gian chiếu nắng dài làm cho bãi cát nóng lên ngao phải di chuyển theo nước triều rút xuống vùng sâu hơn. Mùa thu nhiệt độ hạ dần, gió thổi liên tục làm cho nhiệt độ giảm nhanh ngao không chịu được phải di chuyển xuống vùng sâu. Mặt khác, sự di chuyển của ngao cũng có quan hệ tới sinh sản. Khi ngao lớn tới 5-6cm ở giai đoạn sinh dục thành thục ngao thường di chuyển nhiều.

Đặc điểm này phải được hết sức chú ý, giữ không cho ngao đi mất. Người ta thường dùng dây cước sợi 3 x 3 căng ở đáy 3cm theo chiều vuông góc với đường nước triều rút, dây căng sẽ cắt đứt tuyến nhầy của ngao và ngao sẽ bị chìm xuống đáy. Phương pháp này rất có hiệu quả với ngao cỡ 3-5cm.

Xem thêm

Bản làng "ngao” trên biển

Trên bờ biển thoải dài vươn xa tít tắp, lố nhố những hàng người cầm cào cắm cúi, khẩn trương bới cát trên bề mặt láng nước, dưới ánh sáng leo lét phát ra từ những chiếc thuyền nhỏ. Đó là dân đi cào ngao đêm.
Suốt 7,5km bờ biển Đồng Châu (Tiền Hải, Thái Bình) trở nên lạ lẫm bởi hàng nghìn chòi canh ngao lô nhô trên bề mặt gần giống dáng nhà sàn của người miền núi, đan xen nhau, lụp xụp, trông như bản làng trên biển.

Nuôi ngao là nghề “siêu” lợi nhuận. Một chủ nuôi ở đây nói rằng: Nếu bỏ ra một tỷ tiền vốn, sau vài tháng sẽ thu lại gấp hai ba lần, có khi còn hơn nhiều! Nghề này đến với họ tự nhiên, nó đã giúp rất nhiều người đổi đời trên vùng biển vắng bóng khách du lịch này. 

Mỗi khi thả ngao giống hoặc vào vụ thu hoạch, một chủ nuôi sẽ phải thuê hàng chục lao động để làm việc, tiền công được trả từ 100 đến 200 nghìn một người một buổi. Các buổi làm việc có thể là ngày, có thể là đêm, tất cả phải phụ thuộc vào mực thủy triều lên xuống. Chỉ khi nước rút, các bãi nuôi ngao lộ ra, lúc ấy mọi công việc mới được bắt đầu. 

Nhưng khi gặp thời tiết không thuận lợi, hoặc ngao bị dịch bệnh mà chết thì coi như trắng tay. Tháng 5/2009, ngao chết trắng biển vì dịch, các chủ nuôi lao đao. Người mất ít cũng dăm bảy trăm triệu, có nhà mất đến mấy tỷ đồng. 

 Thế mới biết, nuôi ngao tưởng dễ mà hóa khó!

Bãi nuôi ngao trên bờ biển Đồng Châu có diện tích trên 300ha luôn tấp nập mỗi khi thủy triều xuống
Thời gian thuận lợi để thu hoạch là lúc sáng sớm hoặc xẩm chiều. Lúc này nắng không gay gắt và mát mẻ

Những công cụ để thu hoạch ngao

Khi thủy triều lên, bãi nuôi ngao ngập hết, chỉ còn lại những chòi canh
Cận cảnh một chòi canh ngao

Dân cào ngao thuê phải làm việc sát nhau, cào ngao theo kiểu cuốn chiếu để không bị sót ngao.

Cứ mỗi bãi ngao mới thả lại có một chòi canh được dựng lên.

Tuy vất vả nhưng nghề ngao mang lại cho nông dân nơi đây khoản thu nhập khá cao.
 Khi thủy triều không thuận lợi, người dân phải thu hoạch ngao vào ban đêm.

Đêm xuống bắt đầu là lúc dân cào ngao rục rịch ra bãi

Một bãi ngao giống bắt đầu thu hoạch

Dưới lớp cát này là những con ngao giống nhỏ ly ty. Khoảng 2 vạn con 1 cân

Ngao được cào vào lưới rồi xịt nước để làm sạch

Giá ngao giống từ 5 đến 15 triệu đồng/cân, tùy theo số lượng con và độ to nhỏ. Cá biệt có thể lên đến 40 triệu đồng 1 cân ngao trứng giống.

Theo: Dân Trí
Xem thêm

Ngao Tiền Hải hái ra tiền

Năm 2010, sản lượng ngao của Tiền Hải là 25.000 tấn, được bán sang các nước châu Âu và Nhật Bản, Trung Quốc. Năm 2011 này, sản lượng ước đạt 27.000-30.000 tấn. Hiện tại, quy hoạch vùng nuôi ngao của hai huyện Tiền Hải, Thái Thụy đang được Sở NN- PTNT trình UBND tỉnh chờ phê duyệt. Theo quy hoạch, thì diện tích nuôi ngao của Tiền Hải sẽ tăng từ 1.200 ha lên 3.000 ha, tập trung ở 3 xã Nam Hưng, Nam Thịnh, Đông Minh.
Đất ven biển và bãi biển Nam Phú sẽ được quy hoạch phục vụ cho khu du lịch sinh thái Cồn Vành. Hai xã Đông Hoàng, Đông Long trở thành khu công nghiệp ven biển. Việc quy hoạch vùng nuôi ngao gọn vào 3 xã sẽ khiến cho vùng nuôi ngao trở nên tập trung hơn, các chủ bãi sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc đầu tư, nuôi trồng…


Việc quy hoạch đã làm dấy lên nhiều ý kiến phản đối, chủ yếu là của những người dân lâu nay vẫn kiếm sống bằng việc khai thác tự nhiên (bắt cáy, đào con móng tay, lưới tép, và cả việc khai thác ngao tự nhiên…) do lo sợ mất bãi biển. Tuy nhiên, ông Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tiền Hải cho biết, việc quy hoạch không làm mất hẳn bãi tự nhiên, bà con vẫn có thể khai thác dù diện tích không còn được như trước.
Nhưng việc kiếm sống bằng cách khai thác bãi tự nhiên với thu nhập mỗi ngày dăm ba chục ngàn không phải là giải pháp lâu dài, mà chính việc phát triển nghề nuôi ngao sẽ mở ra một hướng mới để giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cao cho những người lâu nay vẫn kiếm sống trên bãi tự nhiên. Mỗi ha ngao nuôi cần bình quân 3-4 lao động, ngoài 1 người trông coi, còn lại là thu hoạch ngao. Công thu ngao đã có lúc đạt 150.000 đồng/ngày, cao gấp 3-4 lần giá trị của một ngày phơi nắng phơi mưa trên bãi biển tự nhiên, mà chỉ phải làm việc từ 4-6 tiếng.
Với 1.200 ha ngao đang nuôi hiện nay, gần 4.000 lao động đang có việc làm ổn định. Nếu diện tích nuôi ngao tăng lên 3.000 ha, thì ngót 10.000 người sẽ có việc làm ổn định. Những bà con vẫn kiếm sống trên bãi biển tự nhiên hoàn toàn có thể chuyển sang làm thuê cho các chủ bãi ngao với một mức thu nhập cao hơn nhiều…
Đến vùng nuôi ngao ở xã Đông Minh, nơi có bãi biển Đồng Châu, bãi tắm duy nhất của Thái Bình một thời, chúng tôi thấy bãi tắm Đồng Châu đã biến mất. Do khai thác du lịch không mang lại hiệu quả, toàn bộ bãi tắm Đồng Châu đã được chuyển sang nuôi ngao, đây có thể nói là một sự chuyển hướng rất kịp thời, rất nhanh nhậy của huyện và xã. Hàng trăm ha bãi biển một thời chỉ lèo tèo người đến tắm mỗi dịp hè, với những nhà nghỉ quanh năm vắng hoe, giờ được biến thành bãi nuôi ngao rộng lớn, đã mang lại nguồn thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, cả ngàn lao động đã có việc làm, hàng chục hộ nuôi ngao thành tỷ phú.

Không chỉ vậy, nghề nuôi ngao và nuôi nhiều loại thủy, hải sản khác đã biến nơi này thành một khu dịch vụ sầm uất với cả trăm nhà hàng, mỗi ngày thu hút cả ngàn du khách đến đây thưởng thức đồ hải sản tươi và hóng mát. Ông Phạm Duy Nghị, một chủ bãi ngao, cho biết, từ năm 2003 đến nay, kể từ khi con ngao trắng được đưa vào nuôi thế cho loại ngao dầu (ngao đỏ), thì trừ những năm có mất mùa “cục bộ”, như năm 2008 xã Nam Thịnh mất 100 ha do bị cống Lân xả nước thải ô nhiễm, năm 2009 xã Đông Minh mất 120 ha do nắng nóng kéo dài, năm 2010 xã Nam Thịnh mất 100 ha do nắng nóng và độ mặn cao, còn thì nghề nuôi ngao ở Tiền Hải khá ổn định, mỗi kg ngao trắng thấp hơn ngao đỏ mấy giá, nhưng bù lại, ngao trắng thích nghi với nước biển Tiền Hải và cho năng suất cao, độ rủi ro thấp.

 Một lứa ngao (tùy theo ngao giống to hay nhỏ mà thời gian có thể là 1 năm hay trên 1 năm), mỗi ha cho thu hoạch 50 tấn, với giá 23.000-25.000 đồng/kg như hiện nay, tổng thu của mỗi ha ngao đạt trên 1 tỷ đồng, tương đương với giá trị của 10 ha lúa. Vì thế, bất cứ chỗ nào, hễ có thể nuôi ngao được là người dân đều tận dụng để nuôi, như bãi biển Đông Minh này chẳng hạn, trước đây, bãi biển rất sâu, không thể nuôi ngao được, nhưng rồi người dân đã kỳ công bơm cát, độn bùn vào từng ô cho cao lên để nuôi.
Để tôn cao được một ha bãi biển đủ điều kiện nuôi ngao, phải mất cả trăm triệu đồng. Với những vùng bãi cao, gặp ngày nắng nóng, triều rút, người nuôi đã phải kéo điện dài đến mấy cây số ra, bơm nước tưới cho ngao mát hay phủ bạt che nắng cho chúng. Nhìn chung, để được một lứa ngao, người nuôi đã phải đổ không ít mồ hôi xuống biển.
Nhưng có hề gì, vất vả mà có thu nhập cao, thì vất vả thế chứ vất vả nữa vẫn cứ thích, cứ quyết tâm làm. Đến những xã nuôi ngao ở Tiền Hải bây giờ, gặp tỷ phú rất dễ, cỡ dăm mười tỷ thì còn lác đác chứ cỡ 1-2 tỷ thì… nhan nhản. Điều khó khăn nhất của Tiền Hải bây giờ là vẫn chưa chủ động được con giống ngao. Tuy có mấy cơ sở sản xuất ngao giống nhưng tỷ lệ con sống không cao, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của người nuôi…
Chỉ mấy năm nữa, khi bản quy hoạch vùng nuôi ngao biến thành hiện thực, thì Tiền Hải sẽ trở thành một vùng nuôi ngao tập trung với sản lượng hàng trăm ngàn tấn mỗi năm…
Theo Vũ Hữu Sự/Báo NNVN
Xem thêm

Thái Bình phát triển nuôi ngao vùng bãi triều

Đến nay, diện tích nuôi ngao bãi triều ở 2 huyện Thái Thụy và Tiền Hải ( Thái Bình) tăng từ 850 ha (năm 2005) lên gần 1.300 ha. Sản lượng ngao thương phẩm của tỉnh đạt hơn 43.000 tấn, giải quyết việc làm cho 1.200 lao động. 

Vùng nuôi ngao bãi triều ở Thái Bình
Từ kết quả đó, Thái Bình định hướng chiến lược phát triển nuôi ngao giai đoạn 2011 – 2015, trong đó tập trung triển khai quy hoạch nuôi ngao vùng bãi triều 2 huyện ven biển. Nhiều người dân nơi đây đã tỏ ra rất tin tưởng, phấn khởi, tính chuyện đầu tư nuôi thế nào để hiệu quả cao nhất.
Là một trong 2 huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, khi nói về kinh tế biển của Thái Thụy thì 3 lĩnh vực chính thường được nhắc đến là: nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy hải sản. Trong đó tiềm năng và triển vọng lớn là phát triển nuôi ngao với diện tích lên đến hàng ngàn ha. Thái Thụy có trên 27 km bờ biển, thiên nhiên ưu đãi cho một vùng bãi triều rộng lớn khá bằng phẳng với diện tích 9.000 ha, trong đó vùng có khả năng mở rộng nuôi ngao đạt khoảng 5.000 ha. Nhiều năm trước, địa phương đã tính đến chuyện đưa con ngao về nuôi thả, giúp người dân làm giàu, nhưng đến thời điểm này mới chỉ thành công ở vùng bãi triều ven biển khu vực Cồn Đen, xã Thái Đô. Hơn 100 hộ dân và 1 doanh nghiệp đầu tư nuôi thả với diện tích 175,5 ha. 
Thực tế sản xuất 4 năm qua đã chứng minh: con ngao rất thích hợp với môi trường vùng bãi triều nơi đây, tỷ lệ sống cao, vỏ trắng sáng, béo mẩy, đặc biệt là cho hiệu quả kinh tế rất cao, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động. Nuôi ngao đầu tư 1 có thể lãi 3, 4. Nếu nuôi tốt năng suất đạt khoảng 50 tấn/ha. Nếu như năm 2008 tổng sản lượng thu hoạch ngao toàn huyện đạt 3.827 tấn cho giá trị 25,6 tỷ đồng thì năm 2011 sản lượng thu hoạch tăng lên đạt 6.000 tấn, giá trị sản phẩm đạt 120 tỷ đồng. Mỗi ha nuôi ngao sau thu hoạch, trừ chi phí chủ đầm có thể lãi từ 500 đến 600 triệu đồng. 
Từ những lợi ích thiết thực mà con ngao mang lại, Thái Thụy xác định: từ nay đến năm 2020, mở rộng diện tích vùng nuôi bãi triều ven biển sẽ là hướng đi tất yếu giúp người dân tăng thu nhập, vươn lên làm giàu tạo bước đột phá phát triển kinh tế biển của địa phương. Theo quy hoạch đến năm 2015, tổng diện tích mặt bằng vùng bãi triều của huyện đưa vào nuôi là 1.520 ha (trong đó diện tích thực nuôi là 1.300 ha), đến năm 2020 diện tích nuôi là trên 3.800 ha ( diện tích thực nuôi khoảng 3.320 ha) tại 5 tiểu vùng của 5 xã: Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Hải, Thái Thượng, Thái Đô. 
Bí thư Huyện ủy Thái Thụy Ngô Thị Mịn khẳng định: chủ trương mở rộng diện tích nuôi ngao vùng bãi triều ven biển ở Thái Thụy hoàn toàn có thể trở thành hiện thực, phát huy tốt hiệu quả nếu có sự hỗ trợ của các cấp, các ngành và sự ủng hộ, đồng thuận thực hiện của người dân. Cùng với quy hoạch chung của tỉnh, của huyện, đến nay Thái Thụy đã công bố quy hoạch chi tiết nuôi ngao 2 tiểu vùng thuộc địa phận xã Thái Thượng và Thụy Trường với tổng diện tích quy hoạch gần 500 ha, vốn đầu tư trên 190 tỷ đồng và đã hoàn thành việc đo đạc, cắm mốc ngoài thực địa bảo đảm chia theo lô, theo thửa, có lối đi hợp lý, có diện tích dành cho người dân khai thác nguồn lợi hải sản tự nhiên. 
Hiện Thái Thụy đang chuẩn bị các điều kiện tổ chức đấu thầu, phấn đấu trong năm 2012 đưa vào nuôi thả; đồng thời hoàn thiện quy hoạch chi tiết các tiểu vùng còn lại. Quá trình xây dựng, công bố quy hoạch, cắm mốc chỉ giới vùng nuôi ngao ngoài thực địa cũng như việc đấu giá trong thời gian tới sẽ tiến hành công khai, dân chủ. Việc cho thuê đất bãi triều sẽ thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên, tạo điều kiện tối đa để người dân của địa phương vùng quy hoạch được đầu tư nuôi, sau đó mới tính đến các đối tượng khác. Hạn mức cho thuê quy định tối đa 2 ha đối với hộ gia đình và không quá 10 ha đối với tổ chức. 
Tuy nhiên, theo ông Phạm Văn Tân, cán bộ Phòng Nông nghiệp NPTNT huyện Thái Thụy, khó khăn nhất vẫn là bà con chưa chủ động được nguồn giống. Các cơ sở sản xuất giống tại địa phương mới chỉ đáp ứng chưa tới 10% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu. Ngoài ra, nhiều hộ chưa có kinh nghiệm nên khi gặp thời tiết bất lợi, ngao chết hàng loạt, tổn thất lớn về kinh tế và ô nhiễm môi trường. 
Hiện nay ở Thái Thụy tại khu vực cồn Đen, một doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng 1 trại sản xuất giống ngao với sản lượng 7 tỷ ngao bột/năm; tại các vùng đầm nước lợ các xã Thụy Xuân, Thái Đô, Thái Thượng, nhiều hộ đã đầu tư ương ngao cúc với diện tích 10 ha, dự kiến năm 2012 sẽ tăng lên 20 ha. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ diện tích nuôi của huyện hiện nay. Để tạo điều kiện thuận lợi giúp bà con mở rộng diện tích nuôi, thời gian tới tỉnh, huyện sẽ tạo mọi điều kiện thu hút các thành phần kinh tế xây dựng cơ sở sản xuất giống ngao trên địa bàn đồng thời cũng sẽ xây dựng mức hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất và ương ngao giống tập trung trong đầm nước lợ; xây dựng, cải tạo nâng cấp trại sản xuất giống ngao, chuyển giao công nghệ cho các cơ sở… bảo đảm đáp ứng phần lớn nhu cầu về giống cho diện tích đã được quy hoạch đến năm 2020. Tập trung nghiên cứu một số đề tài khoa học trong lĩnh vực nuôi ngao và áp dụng vào thực tiễn sản xuất, tạo điều kiện hỗ trợ các cơ sở giống ngao được tiếp nhận và chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo. Xây dựng các mô hình trình diễn, tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn kỹ thuật, quản lý đầu tư từ sản xuất giống, nuôi ngao thịt đến bảo quản sản phẩm cho các hộ nuôi ngao. Thường xuyên cử các cán bộ kỹ thuật bám sát vùng nuôi hướng dẫn kỹ thuật, giúp bà con tháo gỡ những khó khăn trong quá trình nuôi thả. Khuyến khích các doanh nghiệp vào địa bàn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến ngao để xuất khẩu tạo đầu ra ổn định, nâng cao giá trị cho sản phẩm ngao nuôi. Thực hiện thí điểm mô hình liên kết giữa các hộ dân với doanh nghiệp để sản xuất hàng hoá tập trung, quy mô lớn, tạo điều kiện để các hộ gia đình hình thành các nhóm, tổ hợp tác nuôi ngao, giúp nhau chia sẻ kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ sản xuất. 
Ông Đoàn Quang Vịnh, Chi cục trưởng Chi cục nuôi trồng thủy sản Thái Bình cho biết: Sau khi tỉnh phê duyệt và trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển nuôi ngao, 2 huyện Thái Thụy và Tiền Hải đã có chính sách khuyến khích cá nhân, tập thể phát triển nghề nuôi ngao, tăng cường tập huấn kỹ thuật để người dân hiểu biết về điều kiện tự nhiên, môi trường, xây dựng lịch thời vụ, mật độ nuôi, cỡ giống sao cho phù hợp. Vấn đề chính hiện nay của chúng tôi là tập trung giải quyết giống ngao tại địa phương. Đây là mục tiêu lớn mà Tỉnh uỷ, UBND cùng các ngành tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để có thể chủ động phát triển giống ngao ngay tại địa phương, phấn đấu đến năm 2015 tổng diện tích nuôi ngao thương phẩm toàn tỉnh đạt 3.000 ha với sản lượng 105.000 tấn, giá trị bình quân đạt khoảng 700 triệu đồng/ha; còn diện tích ương ngao giống là 750 ha, giá trị bình quân 1,76 tỷ đồng/ha, giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 1 vạn lao động. 
Với những giải pháp đồng bộ đã đưa ra, hy vọng trong năm 2012 và những năm tiếp theo, diện tích nuôi ngao không chỉ được mở rộng tại các vùng bãi triều ven biển ở Thái Thụy mà đây còn là thế mạnh phát triển kinh tế biển của Thái Bình, giúp người dân vùng biển yên tâm làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương./.
Theo TTXVN
Xem thêm

Người đưa nghề mới về Tiền Hải - Thái Bình

Khi phong trào nuôi trồng thuỷ hải sản ở Tiền Hải phát triển mạnh, cho hiệu quả kinh tế cao, từ năm 2006 ông đã sản xuất cua giống, rồi giống tôm sú, giống cá bớp. 
Khi giống cua, tôm sú của ông xuất xưởng đã hạ giá thành con giống cung cấp cho các hộ nuôi giảm 50%; nhận thấy ngao là mặt hàng chủ lực của huyện, giúp tạo việc làm cho người dân, nhưng nguồn cung cấp giống trong tỉnh không có dẫn đến thiếu chủ động, năm 2009 ông quyết định đầu tư, tìm tòi, nghiên cứu sản xuất ngao giống. Người mà chúng tôi nói đến là ông Vũ Công Đình, giám đốc doanh nghiệp giống thuỷ sản Đông Minh, Tiền Hải. 

Ông Vũ Công Đình, giám đốc doanh nghiệp giống thuỷ sản Đông Minh
(người ngồi) kiểm tra sự phát triển của ngao giống. Ảnh: Đức Lợi
Ngao giống cung cấp cho thị trường Thái Bình chủ yếu là ngao khai thác tự nhiên được chuyển ra bằng máy bay từ các tỉnh Cà Mau, Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng. Trong đó ngao nhân tạo duy nhất chỉ có ở Tiền Giang với số lượng hạn chế. Giá ngao giống rất đắt, năm 2009 ngao cấp 2 (số lượng 25- 30 vạn con/kg) là 9 triệu đồng/kg. Giá đắt như vậy, nhưng người nuôi vẫn không chủ động được con giống, số lượng khai thác từ tự nhiên có hạn, không loại trừ mua phải hàng “rởm” từ Trung Quốc chuyển về. Bắt tay vào việc, ông Đình biết rõ những khó khăn mà Trại giống (khi ấy chưa lên doanh nghiệp) của ông sẽ phải đương đầu. 
Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm, giữa các ngày ở miền Bắc lớn dễ làm tảo chết, mất đi nguồn thức ăn phù du cho ngao. Chế độ nhật triều (nước biển lên xuống ngày một lần) tăng thời gian phơi bãi hơn 8h/ngày, nắng nóng khiến nước bốc hơi, độ mặn cao dễ làm ngao “sốc mặn” mà chết. Do vị trí địa lý gần các cửa sông Hồng, sông Trà, sông Lân, nếu điều phối nước không cẩn thận, độ mặn tăng giảm đột ngột từ 20/1000 xuống 1-5/1000 cũng ảnh hưởng lớn đến ngao giống. Khó khăn nhất là tỷ lệ đậu của ngao giống rất thấp mà chưa tìm ra nguyên nhân. Chính những khó khăn này mà một đơn vị Nhà nước từng đầu tư sản xuất ngao giống đã thất bại và phải bỏ cuộc. Thấy rủi ro cao, nên các thành phần kinh tế tư nhân chỉ lựa chọn nuôi ngao thương phẩm, do vậy trại giống của ông trở thành trại giống đi tiên phong trong lĩnh vực này. 
Để “tầm sư học đạo”, ông Đình lặn lội vào các tỉnh phía Nam, sang cả Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến và Triết Giang (Trung Quốc). Ở Triết Giang, tỉnh có thế mạnh về ngao giống ông đã có lời mời chuyên gia với mức lương 20 triệu đồng/ tháng và chia một phần lợi nhuận nhưng cũng bị từ chối. Với lòng quyết tâm, ông tự học, tự tìm hiểu, tham khảo ý kiến các kỹ sư thuỷ sản trong nước... quyết thực hiện cho được ý định của mình. 
Vụ đầu tiên ông mất ăn mất ngủ vì ngao, nâng niu chúng như “mẹ chăm con”. Từ lúc mang ngao bố mẹ về, bảy ngày sau cho trứng, sau 24 h chuyển thành hình chữ D (soi trên kính hiển vi), 8 ngày nữa ngao thò chân ăn xuống tầng thấp và sau một tuần đạt ngao cấp 1 ( hơn 1 triệu con/kg). Theo lý thuyết, đến giai đoạn cấp 1, ngao đậu 5- 7% là lý tưởng, vụ đầu trại giống của ông chỉ đạt 3%. Kết quả ban đầu là vậy, nhưng điều ông khổ tâm nhất là nhiều người, trong đó có cả cơ quan chuyên môn không tin điều đó là có thực, có ý kiến còn nghi ngờ ông mua ngao giống từ nơi khác về và “nhận xằng” của mình. 
Có kinh nghiệm ban đầu, ông tiếp tục sản xuất ngao giống vụ thứ hai. Với 120 bể, ông phấn đấu đạt tỷ lệ ngao đậu 5%, khi đó cứ môt bể 4m3 sẽ cho 6-7 triệu ngao giống, đáp ứng 25% nhu cầu cho thị trường Tiền Hải. Và rồi, chẳng phụ công ông, vụ thứ hai đã cho ông kết quả gần như mong muốn. Tính cả hai vụ, trong một năm trại cung cấp được 500 triệu con giống, góp phần đưa giá ngao giống xuống còn hơn 3 triệu đồng/kg. 
Được hơn cả là các hộ ở Tiền Hải chủ động được con giống và Tiền Hải thêm một nghề mới: nghề sản xuất ngao giống. Tuy mới ở bước đầu nhưng Trại của ông Đình đã tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động với thu nhập ổn định 2 triệu đồng/người/tháng, trong đó các kỹ thuật viên hưởng mức từ 3- 5 triệu đồng. Với mục đích tạo công ăn việc làm nhiều hơn, ông Đình quyết định mở rộng quy mô sản xuất. 
Ông thuê thêm 4ha bãi triều tại xã Nam Thịnh, kè toàn bộ diện tích, bơm cát để đạt cao triều 2,9m, không tính tiền thuê bãi số tiền đầu tư đã lên tới 4 tỷ đồng. Dự tính, nếu thành công sẽ tạo công việc thường xuyên cho70 lao động và sản phẩm xuất ra sẽ là ngao giống cấp 2 , đảm bảo cho 35% nhu cầu ngao giống của Tiền Hải. 
Mong muốn là vậy, nhưng đơn vị ông chỉ là kinh tế tư nhân, khả năng về khoa học- công nghệ đã khó, khả năng đáp ứng được nguồn vốn khá lớn mà thực tế đòi hỏi càng khó hơn. Ông đã trình huyện, các sở, ngành và tỉnh đều nhận được sự ủng hộ cao cho ý tưởng mở mang nghề mới này. 
Để ghi nhận công sức đóng góp của ông, năm 2009 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đã tặng bằng khen “Có thành tích xuất sắc góp phần vào sự nghiệp phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam”. Cùng năm, Chủ tịch UBND tỉnh cũng tặng bằng khen “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh”. 
Năm 2010, Tiền Hải dự kiến đạt 24.460 tấn ngao thương phẩm nhưng chỉ 6 tháng đầu năm đã đạt 20.000 tấn, theo giá tiêu thụ nội địa là 1 USD/kg, giá trị sản xuất là 20 triệu đôla Mỹ. Ngao lại là con dễ nuôi, ít dịch bệnh, nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên, điều quan trọng thị trường tiêu thụ rất tiềm năng, ngoài nội địa và Trung Quốc còn có thị trường EU nên cầu luôn lớn hơn cung. 
Tuy nhiên, khó khăn hiện nay của Tiền Hải nói riêng, tỉnh nói chung là vấn đề con giống. Để kết thúc, xin dẫn lời kỹ sư Vũ Văn Thanh, Phó phòng nông nghiệp huyện Tiền Hải, người có 27 năm gắn bó với ngành thuỷ sản: “Tôi đã theo dõi từ đầu mô hình sản xuất ngao giống của Trại giống thủy sản Đông Minh, đây là cơ sở đi đầu và đã thành công trong việc sản xuất ngao giống. Để phát triển, rất cần sớm có sự quan tâm, ủng hộ của huyện và tỉnh.” 
Phan Đức Lợi 
Xem thêm

Nuôi ngao trong đầm nước lợ

Từ trước đến nay, ngư dân đầu tư nuôi ngao thường là ở khu vực bãi triều ven biển chứ ít ai nghĩ đến việc đưa con ngao vào vùng đầm nước lợ để nuôi thả. 

Vùng bãi triều ven xã Thụy Xuân - Thái Thụy. Ảnh: Ngọc Trâm 
Ở xã Thụy Xuân đã có hai nông dân dám “cả gan” đầu tư hàng trăm triệu đồng đưa con ngao trắng (ngao Bến Tre) vào vùng đầm trước đây vốn là khu vực nuôi tôm Sú. Kết quả, con ngao không chỉ được bảo đảm an toàn mà còn sinh trưởng phát triển tốt, cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra một hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) ở Thái Thụy trước thực trạng các đầm nuôi tôm Sú đang thoái hoá, xuống cấp như hiện nay.
Ngay từ sáng sớm, có mặt tại vùng đầm NTTS ngoài đê của xã Thụy Xuân, tôi đã thấy nông dân Nguyễn Đức Anh trên đầm ngao của mình. Vừa kiểm tra độ mặn của nước trong ao nuôi, anh Anh vừa chỉ tay ra cả vùng đầm rộng hơn 30 ha của mấy chục hộ dân trong xã than thở: cách đây khoảng 20 năm, vùng này trù phú lắm, hàng năm người dân chỉ thu bắt tôm, cua, cá tự nhiên cũng có cả trăm triệu. 
Đến năm 2000, phong trào nuôi tôm Sú phát triển mạnh, cả làng đổ xô đi nuôi tôm, những năm đầu còn có lãi, nhưng càng về sau môi trường nước nuôi  bị ô nhiễm tôm chết hàng loạt, nhiều hộ thất thu. 2 năm về trước, quá nửa diện tích đầm bỏ hoang hoá.  Hai vợ chồng bao năm bám biển mà sống, khi thấy cảnh này cũng “ xót xa” lắm nhưng cũng chỉ biết tự bảo nhau cố giữ lấy đầm, tìm đối tượng khác nuôi thả may ra khá hơn. 
Nghe thông tin ở Tiền Hải xây dựng thành công mô hình nuôi ngao trong đầm nước lợ, anh tìm sang tận nơi để học tập kinh nghiệm sau đó về cải tạo 1.000m2 đắp bờ chắc chắn, vét lớp bùn đáy, phun cát vào ao với độ dày 10cm rồi lấy nước đưa ngao giống vào thả thử nghiệm. Tổng chi phí giống vốn, đầu tư hạ tầng, cải tạo ao hết hơn 200 triệu đồng nên ban đầu hai vợ chồng lo lắm. Ngày nào anh cũng có mặt ngoài đầm theo dõi các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến ngao nuôi như: đo độ mặn, nhiệt độ nước, độ PH để giữ môi trường ao nuôi luôn ổn định; vào mỗi chu kỳ con nước tháo cạn nước đầm thu dọn vệ sinh, lấy te cào đáy đầm làm thoáng mặt đáy tạo điều kiện cho ngao gia tăng hoạt động bắt mồi, sinh trưởng và phát triển nhanh đồng thời  cấp nước mới bổ sung thức ăn tự nhiên cho ngao nuôi. Kết quả, sau 5 tháng đưa vào nuôi thử nghiệm, 1.000m2 cho thu 2 tấn ngao thương phẩm, giá trị đạt 50 triệu đồng. 
Vui mừng hơn, sau thành công mô hình thử nghiệm, năm nay anh Anh được phòng Nông nghiệp & PTNT huyện hỗ trợ vốn khuyến ngư xây dựng mô hình nuôi ngao thương phẩm trong đầm nước lợ trên diện tích 5.000m2, ngoài ra hai vợ chồng nuôi thêm 5.000m2 ngao giống. Đến thời điển này, ngao thương phẩm thả được gần 4 tháng, ngao giống thả gần 1,5 tháng; cả hai đối tượng đều sinh trưởng và phát triển tốt. 
Anh không dấu nổi niềm vui, tiết lộ thêm với chúng tôi: “Nếu mô hình thành công thì chỉ trong 2 năm, tôi sẽ thu hồi lại được vốn. Nuôi ngao trong đầm, chi phí lớn nhất là tiền đầu tư cải tạo ao, không mất chi phí thức ăn trong khi các điều kiện môi trường nước nuôi hoàn toàn chủ động điều tiết được, con sống đạt tỷ lệ rất cao khoảng 90%, con nào con ấy đều dày mình, béo hơn ngao nuôi ngoài bãi triều, thu hoạch về đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Tính bình quân, 1 ha đầm nuôi ngao thương phẩm, sau khi trừ chi phí lãi gần 120 triệu đồng”. 
Từ thành công từ mô hình nuôi ngao của bạn mình, đầu năm nay anh Hoàng Văn Bọt đã mạnh dạn đăng ký với Chi cục Nuôi trồng thủy sản xây dựng mô hình nuôi ngao thương phẩm trên diện tích 6.000m2. Anh Bọt cho biết: “Ngoài nguồn vốn, kỹ thuật do Chi cục hỗ trợ, đến nay gia đình đã đầu tư khoảng 200 triệu đồng cho ao nuôi. Mặc dù vốn bỏ ra lớn nhưng đến thời điểm này, ngao phát triển tốt nên hai vợ chồng đều rất phấn khởi bởi sau nhiều năm bỏ đầm hoang giờ lại có việc để làm. Từ nay đến cuối năm nếu mọi sự đều thuận, tôi sẽ có nguồn thu cả trăm triệu đồng”.
Hiện nay, Thái Thụy có 1.592 ha nuôi trồng hải sản mặn lợ, trong đó chỉ có 169 ha nuôi ngao vùng bãi triều khu vực xã Thái Đô, còn lại hầu hết diện tích chủ yếu nuôi tôm Sú kết hợp nuôi  thêm các đối tượng khác như: cua, cá, rau câu. Tuy nhiên hiện nay, người nuôi tôm ngày càng phải đối phó với những rủi ro do dịch bệnh, môi trường ao nuôi bị ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh, chất lượng tôm giống giảm sút  nên hiệu quả trong nuôi tôm không cao. Vì vậy, sau thành công của mô hình nuôi ngao trắng trong đầm nước lợ ở Thụy Xuân thì việc nghiên cứu nhân rộng mô hình là rất cần thiết, phù hợp với  điều kiện thực tế  của các vùng nuôi tôm Sú không hiệu quả của huyện, nhất là đối với những vùng đầm NTTS đang thoái hoá, xuống cấp. 
Ông Phạm Văn Tân, cán bộ kỹ thuật thủy sản phòng Nông nghiệp &PTNT huyện khẳng định: qua nghiên cứu cho thấy con ngao trắng có đặc tính phân bố, thích ứng rộng trên các bãi triều ở những vùng biển cạn, biên độ chịu mặn lớn, thức ăn chính của ngao là những mảnh vụn hữu cơ và sinh vật phù du nên có thể nuôi hiệu quả trong các vùng đầm của Thái Thụy nếu người nuôi tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật từ khâu cải tạo ao nuôi, chọn giống đến việc chăm sóc và quản lý con nuôi. 
Tuy nhiên, đến thời điểm này việc xây dựng thành công mô hình nuôi ngao trong đầm nước lợ ở Thái Thụy mới chỉ là điểm khởi đầu, để chuyển dần những diện tích ao đầm nuôi tôm Sú không hiệu quả sang nuôi ngao vẫn là cả một vấn đề nan giải bởi nuôi ngao trong đầm phải đầu tư vốn cả trăm triệu đồng nên không phải người dân nào cũng có thể nuôi được, nhất là sau nhiều năm lao đao, kiệt quệ cả vốn lẫn lãi vì con tôm Sú. 
Vì vậy, yêu cầu đặt ra là: Thái Thụy cần rà soát, đánh giá lại thực trạng các đầm NTTS, vận động nhân dân đa dạng hoá con nuôi, những hộ không có vốn đầu tư  dồn đổi nhượng lại diện tích cho những hộ mạnh dạn đưa con ngao vào đầm kết hợp mở rộng diện tích nuôi thả ngao vùng bãi triều ven biển. Cùng với đó, tỉnh, huyện cần có cơ chế khuyến khích hỗ trợ thêm vốn, giống, kỹ thuật cho những hộ nuôi trên quy mô lớn tạo điều kiện để họ yên tâm đầu tư cho sản xuất, tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần cho nghề NTTS của địa phương phát triển ổn định và bền vững.
Nguyễn Hình

Xem thêm

Ngao ứ đọng hàng chục nghìn tấn, liệu cung đã vượt cầu?

Có mặt tại các bãi nuôi thả ngao thịt, ngao giống thời điểm này ở các xã ven biển tỉnh Thái Bình, chúng tôi bắt gặp những suy tư, băn khoăn của các hộ dân về tương lai của ngành kinh tế mũi nhọn đã định hình từ vài chục năm nay. Khó khăn về đầu ra kèm theo giá trị sản phẩm ngày một xuống thấp luôn là bài toán hóc búa đặt ra trong mỗi kỳ thu hoạch.

Người nuôi ngao ở Tiền Hải, Thái Bình đang gặp nhiều khó khăn.
Đông Hoàng là một xã ven biển của huyện Tiền Hải, có bãi bồi rộng được hình thành qua quá trình bồi lắng phù sa của sông Hồng và sông Trà Lý, là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là con ngao cho năng suất hiệu quả kinh tế cao.
Trong khoảng sáu tháng đầu năm nay, quá trình sinh trưởng, phát triển của con ngao rất tốt, tuy nhiên mưa bão diễn biến phức tạp trong thời gian gần đây cộng với điều kiện môi trường sóng gió của bãi triều đã gây thất thu đáng kể cho người nuôi ngao. Không những thế, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, tư thương ép giá nên các hộ dân càng ngao ngán.
Ông Vũ Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Hoàng cho biết: "Toàn xã có 50 hộ nuôi ngao với tổng diện tích 128 ha. Sản lượng ngao thịt dự kiến thu hoạch hơn 3.800 tấn, nhưng đến nay tiêu thụ được rất ít, ngao nằm chờ dưới bãi chưa xuất được còn khoảng 70% (tương đương khoảng 2.690 tấn)".
Gặp bà con trực tiếp sản xuất mới thấu hiểu được những khó khăn trong một năm rưỡi nuôi thả ngao để xuất bán ra thị trường. Đầu tiên là con giống chưa chủ động sản xuất được, rồi thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ và độ mặn không ổn định dễ gây sốc cho vật nuôi. Ngao chậm lớn vào mùa đông, chỉ phát triển thuận lợi từ tháng hai đến tháng chín hằng năm, dẫn đến thời gian nuôi kéo dài. Ngoài ra, môi trường nước bị ô nhiễm do ảnh hưởng của nước thải nông nghiệp (thuốc trừ sâu, thuốc diệt ốc bươu vàng…) trong nội đồng đổ ra thường làm ngao chết hàng loạt.
Vì thế, nếu tính từ khi nhân thả con giống đến lúc thu hoạch thì sản lượng ngao luôn giảm khoảng 30% so với thực tế tính toán của mỗi hộ dân. Đầu vụ sản xuất, giá ngao giống rất đắt, khoảng 48 xu/con (tương đương 4,8 triệu đồng/kg) nhưng hiện tại giá chỉ còn 15 xu/con dẫn đến giá ngao bán ra giảm, gây thất thu cho người sản xuất.
Ông Phạm Văn Hợp, Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại, Sở Công thương Thái Bình cho biết: "Theo báo cáo của hai huyện ven biển Tiền Hải và Thái Thụy, tính đến tháng 10 sản lượng ngao thịt và ngao giống thu hoạch khoảng 70 nghìn tấn, song khâu tiêu thụ hiện đang rất khó khăn. Cụ thể, từ hơn một năm nay Trung Quốc nhập khẩu với số lượng hạn chế ngao thương phẩm qua đường tiểu ngạch, nên mỗi ngày chỉ xuất sang thị trường bạn được vài chục tấn. Tiếp cận thị trường nội địa cũng không dễ vì các siêu thị, trung tâm thương mại tại Hà Nội, Sài Gòn mỗi ngày cũng chỉ bao tiêu vài tạ ngao thương phẩm, không thấm vào đâu so với số lượng vài chục nghìn tấn ngao thu hoạch thời điểm này".
Ông Hợp thông tin thêm, ngay tại xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, Công ty nghêu Thái Bình chuyên sơ chế sản phẩm xuất đi thị trường châu Âu, song từ đầu năm tới nay cũng mới xuất được từ bốn đến năm công-ten-nơ (tương đương khoảng 80 đến 100 tấn ngao thương phẩm).
Những con số nêu trên cho thấy, số lượng ngao đang nằm dưới bãi chưa tiêu thụ được còn rất lớn. Theo kinh nghiệm của người dân, nếu ngao nằm chờ quá lâu sẽ phát triển với kích cỡ lớn, ken chặt vây nuôi dẫn đến nguy cơ chết hàng loạt, ảnh hưởng đến môi trường nước và lây lan sang các bãi, đầm nuôi thả khác. Khi đó, thiệt hại cho người sản xuất không thể tính toán hết được.
Không phải đến bây giờ, tình trạng này mới xảy ra, mà các năm trước UBND tỉnh Thái Bình, các cơ quan chức năng như Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thường xuyên quảng bá, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm ngao ra thị trường trong nước và cả nước ngoài; đồng thời mời gọi doanh nghiệp vào đầu tư nhà máy chế biến ngao để tăng giá trị khi xuất bán, song cho đến nay chưa có kết quả rõ rệt.
Nhìn vào thực tế sản xuất ngao tại Thái Bình, có thể thấy cung đã vượt cầu cho nên đầu ra đã khó nay càng khó hơn và câu chuyện bị tư thương ép giá là điều không tránh khỏi. Qua tìm hiểu, ngao thương phẩm bán tại bãi dao động từ 11.000 đồng đến 13.000 đồng/kg, trong khi thời điểm năm ngoái là 18.000 đồng/kg.
Nhiều hộ nuôi ngao phàn nàn rằng, muốn mở rộng sản xuất nhưng ngân hàng cho vay rất hạn chế bởi nghề nuôi chủ yếu dựa vào thời tiết, vật nuôi dễ bị chết do nhiễm bệnh tảo đỏ và độ mặn trong đầm quá cao. Chính vì những rủi ro này mà các tổ chức tín dụng không mặn mà với những khách hàng nuôi ngao thịt, ngao giống tại các địa phương ven biển.
Trước những khó khăn đặt ra cho người nuôi ngao, tỉnh Thái Bình cần có chiến lược đầu tư gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, tổ chức kết nối doanh nghiệp với người dân trong bao tiêu sản phẩm. Mặt khác, cần có khảo sát, quy hoạch cụ thể việc mở rộng, phát triển diện tích đầm, bãi nuôi thả trên cơ sở đánh giá nhu cầu thực tế của thị trường trong và ngoài nước.
Để nâng cao giá trị con ngao, đã đến lúc cần phát triển, xây dựng thương hiệu ngao Thái Bình, từ đó tìm kiếm đầu ra ổn định cho người dân yên tâm sản xuất.
Bài, ảnh: Mai Tú.
Theo nhandan.com.vn 

Xem thêm

Liên hệ

Nếu có bất kì thắc mắc tại sao bạn không liên hệ ngay với chúng tôi



Website được xây dựng bởi Trí Nguyễn